Kết quả tìm kiếm cho "Tết sum vầy – Xuân chia sẻ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 187
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” quen thuộc từ bao đời đối với thế hệ 7x, 8x trở về trước. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhịp sống nhanh chóng và những thay đổi không ngừng, liệu quan niệm này có còn phù hợp?
“… Mỗi mùa Xuân về, mẹ thêm tuổi mới/ Mỗi mùa Xuân mới, con mừng tuổi mẹ” - “Mừng tuổi mẹ” chính là bài hát chúng tôi hát cùng nhau vào ngày mùng 2 Tết để tặng người mẹ kính yêu của mình. Đó là tục lệ, truyền thống tốt đẹp của gia đình mỗi độ Xuân về” - ông Minh Khoa (ngụ phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) chia sẻ.
Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.
Cuộc sống hiện đại, Tết giản lược vài nghi lễ không còn phù hợp, lãng phí… Còn lại, ai ai cũng giữ nguyên phong vị riêng có, giá trị tốt đẹp từ xưa để gắn kết và giáo dục cho các thế hệ, làm nên bức tranh văn hóa đặc sắc, sống động.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, hàng triệu suất quà trước thềm năm mới được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trao tặng đã tiếp thêm niềm tin, động lực giúp người nghèo đón Tết đầm ấm.
Theo quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu trải nghiệm Tết của mỗi gia đình và mỗi người có nhiều thay đổi. Nếu việc đón Tết của nhiều năm trước mang đậm nét văn hóa truyền thống, chú trọng sum họp, quây quần gia đình thì những năm gần đây, nhiều người đón Tết theo hướng thư giãn, nghỉ ngơi, “làm mới” tinh thần, sức khỏe để tiếp tục lao động, công tác.
Trải qua năm 2024, với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Với nỗ lực vượt khó của lãnh đạo các công ty, sự cần cù của người lao động (NLĐ), kết quả sản xuất - kinh doanh của đa số các công ty đều khả quan. Từ đó, lãnh đạo các công ty đã chăm lo tốt cho đoàn viên, NLĐ. Đặc biệt là các DN ở 2 khu công nghiệp lớn của tỉnh.
Cận Tết, người dân tất bật mua sắm, trang hoàng nhà cửa, đoàn viên sum họp cùng gia đình, để đón năm mới. Thời gian này cũng là cơ hội tốt nhất trong năm để người lao động nỗ lực “cày” kiếm tiền mua sắm, sửa sang nhà cửa đón Tết cổ truyền của dân tộc thêm đủ đầy…
Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là lễ hội, mà còn là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ cội nguồn, đoàn tụ gia đình và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng với những người Việt xa quê, Tết mang theo một nỗi niềm khác, vừa ấm áp, vừa man mác buồn.
Phát huy nét đẹp truyền thống “Tương thân, tương ái” của dân tộc, góp phần giúp người nghèo có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, cứ mỗi dịp Tết đến, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQVN các địa phương trên địa bàn huyện Tri Tôn lại tất bật chăm lo Tết cho người nghèo. Những việc làm ý nghĩa, những lời chúc mừng, thăm hỏi, động viên đã làm ấm lòng những số phận kém may mắn trong cuộc sống.
Tối 20/1, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh An Giang tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" mừng Tết Nguyên đấn Ất Tỵ năm 2025 với chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành) và Khu công nghiệp Bình Long (huyện Châu Phú).
Mùa Xuân là mùa của những bông hoa. Hoa làm đẹp cho đời, hoa mang những thông điệp ý nghĩa cho cuộc sống cũng như hàm ý thay cho những lời chúc may mắn, tốt đẹp đến tất cả mọi người trong những ngày đầu năm mới.